Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

Tác dụng tuyệt vời của mật ong


Tác dụng tuyệt vời của mật ong
Mật ong là một loại mật tự nhiên rất phổ biến ở nước ta. Đã từ lâu nó đã được coi là một nguồn thức ăn bổ dưỡng và là một vị thuốc quý. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tác dụng của mật ong cũng như tác dụng chữa bệnh của nó.
Mật ong là một loại mật ở dạng thể lỏng đặc do loài ong mật tạo ra từ các phấn hoa. Về mặt dinh dưỡng, mật ong chứa khoảng 75%-80% đường, còn lại là hỗn hợp nước và chất khoáng như photpho, can-xi, ma-giê, một số loại axít và enzim. Như vậy mật ong không chỉ cung cấp cho cơ thể chúng ta các chất khoáng mà còn là một nguồn năng lượng dồi dào với khoảng 300-320 calo/100(ml). Nói một cách đơn giản, một thìa mật ong có thể cung cấp cho chúng ta khoảng 15 đến 16 calo.
Các enzim có trong mật ong hỗ trợ quá trình tiêu hoá thức ăn rất tốt, đặc biệt là quá trình tiêu hoá đường và tinh bột. Giữa đường thông thường và đường trong mật ong có sự khác nhau. Cơ thể chúng ta có thể hấp thụ đường trong mật ong một cách trực tiếp nhưng với đường thông thường thì lại không, nó đòi hỏi một quá trình biến đổi thành những dạng khác dễ hấp thụ hơn.
Với vị ngọt giống đường, mật ong còn được sử dụng làm gia vị cho nhiều món ăn và nhiều loại bánh. Hơn nữa, mật ong còn có tác dụng chống khát rất hữu hiệu. Ngoài nước ra thì mật ong là một loại đồ uống không thể thiếu của người Ả - rập khi họ đi trong sa mạc.
Ngoài những tác dụng trên, mật ong còn được sử dụng để bôi lên da giúp giữ ẩm cho da và làm da trở nên mịn màng. Với vai trò là một loại thuốc, tác dụng của mật ong cũng rất đa dạng:
- Chỉ cần cho 1 hoặc 2 thìa nhỏ mật ong vào một cốc sữa nóng sẽ có tác dụng giảm đau rất tốt.
- Đối với trẻ em, từ lâu mật ong đã được coi là một loại thuốc bổ thông dụng với tác dụng đề kháng và khử trùng hiệu quả.
- Mật ong cũng thường được dùng để chữa trị bệnh viêm họng, ho, và cảm cúm.
- Nó cũng được coi là có tác dụng đối với những người yếu tim, kích thích hoạt động của tim.
- Và nếu ai đó bị táo bón thì mật ong cũng là một phương thuốc hiệu quả được lựa chọn.
Tuy tác dụng của mật ong là rất đa dạng nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta càng ăn nhiều mật ong thì càng tốt. Do lượng calo có trong mật ong khá lớn nên ăn nhiều mật ong rất dễ gây béo phì và mọc mụn nhọt. Chúng ta chỉ nên dùng với lượng vừa phải, không nên lạm dụng nhiều loại mật có vị ngọt rất hấp dẫn này.
Mật ong kháng khuẩn
Bôi mật ong lên vết mổ để rút ngắn thời gian phục hồi và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tổng kết này được rút ra từ 18 nghiên cứu, tiến hành trong hơn 60 năm qua.

Điều gì làm nên sự kỳ diệu của mật ong?
Khi làm mật, loài ong đã thêm vào đó một enzyme gọi là glucose-oxidase. Enzyme này đảm bảo rằng một lượng nhỏ hydrogen peroxide (oxy già, một chất sát trùng hiệu quả) sẽ được tạo ra liên tục từ đường trong mật ong. Lượng oxy già này vừa đủ để tiêu diệt vi khuẩn nhưng không làm tổn hại đến các tế bào da. Mặt khác, do được tạo ra liên tục nên tác dụng của nó được duy trì lâu dài. Đây là những điểm vượt trội so với oxy già thông thường.
Những tác dụng của mật ong
Không chỉ giúp vết mổ mau lành, mật ong còn tốt với hầu hết các loại vết thương. Sau khi xem xét kết quả 22 nghiên cứu trên vật, các chuyên gia Đại học Waikato (New Zealand) đã kết luận rằng trong điều trị vết thương, mật ong có tác dụng sau:
- Khả năng kháng khuẩn của mật ong không những giúp loại bỏ những vấn đề nhiễm trùng đã có mà bảo vệ vết thương khỏi các nhiễm trùng cơ hội.
- Mật ong giúp loại bỏ nhanh các mô chết, ngăn ngừa các mùi khó chịu từ vết thương.
- Tác dụng kháng viêm của mật ong làm giảm phù và thu nhỏ tối đa vết sẹo
- Mật ong kích thích sự phát triển của các tổ chức hạt và biểu mô giúp vết thương mau lành.
Chính vì những khả năng kỳ diệu này mà mật ong được sử dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều bệnh viện lớn ở phương Tây như một biện pháp thay thế cho các loại kháng sinh. Tại trường y tế công cộng thuộc Đại học Wisconsin, Mỹ, các bác sĩ đang thử nghiệm dùng mật ong để điều trị vết loét cho bệnh nhân tiểu đường. Một số người nhờ vậy đã tránh khỏi nguy cơ phải đoạn chi. Sau khi được hoàn thiện vào năm 2008 hoặc 2009, phương pháp này có thể đem lại hy vọng cho khoảng 30 triệu bệnh nhân tiểu đường đang đứng trước nguy cơ tàn tật do các vết loét.
Trong khi đó, phòng khám nhi tại Đại học Bonn (Đức) lại đi tiên phong trong việc dùng mật ong để điều trị vết thương cho trẻ em, đặc biệt là các em mắc bệnh ung thư. Hệ miễn dịch của các bệnh nhi này thường suy yếu do bệnh tật hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc nên vết thương rất lâu lành. TS Kai Sofka, chuyên gia về điều trị vết thương tại đây cho biết, có những vết thương đã diễn biến dai dẳng hàng năm dù đã áp dụng đủ mọi phương pháp, nhưng đã cho thấy dấu hiệu phục hồi khả quan chỉ sau vài tuần điều trị bằng mật ong.
Lợi Ích của Phấn Hoa Ong
Ong thợ gom góp phấn hoa từ nhụy đực của hoa để tạo nên loại dược thảo nầy. Phấn hoa được coi như là một loại dược thảo làm giảm cân nhờ vào tính thúc đẩy tiêu hao nhiệt lượng một cách tự nhiên. Nó còn làm tăng sức mạnh và sự chịu đựng của cơ thể mà không gây phản ứng phụ. Một cuộc nghiên cứu kéo dài 2 năm của Pratt Íntitute ở New York cho thấy phấn hoa giúp các vận động viên thể dục hồi phục thể lực một cách nhanh chóng sau các trận tranh tài căng thẳng.
Phấn hoa là tế bào đực dùng để truyền giống của cây hoa. Sự thụ phấn với nhụy cái thành công sẽ tạo hạt. Đối với ong, phấn hoa là sản phẩm quan trọng không chỉ cho riêng chúng mà chúng còn giúp cây hoa trong việc truyền giống. Tất cả các chất dinh dưỡng trong mật ong có được là từ phấn hoa mà các ong thợ gom góp.
Lúc đầu con người chỉ chú ý đến mật ong chứ hoàn tòan không để ý đến phấn hoa. Chỉ mới vài chục năm gần đây, người Đông Âu bắt đầu đánh giá phấn hoa, rồi đến người Tây Âu, tiếp theo là dân Bắc Mỹ. Trong thập niên 1970, phấn hoa trở thành một đề tài sôi nổi ở châu Mỹ đến nổi một vị Tổng Thống đã trở thành khách hàng sử dụng phấn hoa.
Không phải phấn hoa nào cũng được cấu tạo giống nhau.  Ong thợ thu gom phấn hoa từ nhiều loại hoa khác nhau nên các chất bổ dưỡng trong đó có sự cân bằng hữu ích cho cả ong lẫn con người.  Mật ong được xếp vào loại dược thảo hảo hạng cho tạng phủ (theo Schmalzel, 1980).  Hỗn hợp phấn hoa còn có thể làm hòa tan chất bổ dạng kiềm và cả các chất độc.  Rất khó để phân tích cho rõ ràng chất lượng và thành phần của phấn hoa, nhưng nói chung thì thành phần hóa học của phấn hoa được chia ra như sau: 24% chất đạm, 27% chất đường bột, trong đó phần nhiều là đường đơn được bổ sung bằng mật hoa và mật ong tạo thành hạt phấn.  Hầu hết phấn hoa chỉ chứa 5% chất béo nhưng loại chất béo này cơ thể con người rất khó có thể hấp thu, vì vậy nó không đóng góp vào thành phần năng lượng cho cơ thể.  Phấn hoa còn chứa nhiều khoáng chất như chất sắt, vôi, pô-tát, kẻm, đồng, ma-nhê và măng-gan.  Chỉ dùng một hoặc vài gram trong ngày là có đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.  Có rất ít muối trong phấn hoa nhưng lại rất giàu các sinh tố nhóm B như sinh tố B1, Riboflavin, niacin, folic acid, pantothenic acid, biotin, và sinh tố B6.  Nó không chứa các sinh tố hòa tan trong dầu như sinh tố D, K, và E.
 Phấn hoa chứa nhiều chất đạm nhất trong tất cả các nguồn đạm, ngọai trừ thịt gà.  50% đạm và 7,5 lần sắt nhiều hơn thịt bò.  Rất giàu chất ca-rô-tin, tiền sinh tố A, nhiều sinh tố A hơn cả bắp cải.  Vì vậy, phấn hoa đươc coi là thức ăn tuyệt hảo của con người.
 Phần lớn các nhà cung cấp khuyến khích bạn chỉ nên dùng 1 lượng nhỏ phấn hoa lúc mới bắt đầu sử dụng.  Cũng có nhiều ý kiến nghi ngại về những dị ứng có thể có của phấn hoa.  Tuy nhiên, trong số hàng triệu người dùng, rất hiếm báo cáo được ghi nhận về vấn đề này.  Một vài cá nhân quá nhạy cảm có thể bị đau bụng, ngứa, mệt mỏi, suyển, nhức đầu, hoặc tiêu chảy.  Chưa có trường hợp tử vong nào được báo cáo khi dùng phấn hoa.
 Nhiều tài liệu cho thấy phấn hoa có công hiệu trong việc chữa trị viêm tuyến tiền liệt, bảo vệ cơ thể  chống lại phóng xạ của tia X, làm giảm triệu chứng của bệnh sốt mùa hè.  Các nghiên cứu cũng xác nhận phấn hoa rất hữu ích cho các vận động viên thể dục trong lúc thi đấu, là dược thảo thiên nhiên giúp giảm cân bằng cách làm tiêu hao thêm nhiều năng lượng, làm tăng sức mạnh và sự chịu đựng, tăng cường hệ thống miễn nhiễm, giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh tật và sự nhiễm trùng.  Theo Devlin, 1981, và Thorsons, 1989, phấn hoa làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh loét bao tử, cảm mạo, nhiễm trùng, các dị ứng, và làm hưng phấn tình dục nhờ nâng cao khả năng bài tiết kích thích tố (hormone) trong thân thể.
Câu chuyện về mật Ong
Vì sao ong tạo ra mật?
Chúng ta biết rằng loài ong mật đã tồn tại cách đây ít nhất là 150 triệu năm. Ong tạo ra mật để làm nguồn thực phẩm cho tổ ong trong suốt những tháng ròng mùa đông - một mùa vốn không có hoa nở, do đó loài ong không thể lấy được mật hoa. Các loài ong mật ở vùng châu Âu tạo ra rất nhiều mật mà con người có thể thu hoạch được. Đây chính là lý do vì sao trong các trại nuôi ong trên khắp thế giới, người ta thường tìm thấy các loài ong ở vùng châu Âu!
Sống thành bầy đàn
Ong mật là loài côn trùng sống thành bầy đàn và có sự phân công lao động rõ ràng giữa các loại ong trong bầy. Một bầy ong mật gồm có ong chúa, ong mật đực và ong thợ.
Ong chúa
Ong chúa là con ong cái duy nhất được phát triển giới tính trong một tổ ong. Trong tổ ong nó là con lớn nhất.
Các con ong thợ sẽ chọn một con ấu trùng 2 ngày tuổi để tôn lên làm ong chúa. 11 ngày sau nó sẽ giao phối với khoảng 18 con ong mật đực. Trong khi giao phối, nó sẽ nhận được hàng triệu tinh bào. Chính những tinh bào này sẽ giúp nó kéo dài sự sống gần 2 năm.
Ong chúa bắt đầu đẻ trứng khoảng 10 ngày sau khi giao phối. Một con ong chúa trong mùa sinh sản có thể đẻ 3.000 trứng một ngày.
Ong mật đực
Ong mật đực là những con ong không có vòi. Ong đực không có nhiệm vụ đi thu nhặt lương thực hay phấn hoa. Nhiệm vụ duy nhất của chúng là giao phối với ong chúa. Nếu tổ ong sắp hết lương thực, những con ong đực thường bị đá ra khỏi tổ ong.
Ong thợ
Ong thợ là những con ong cái nhỏ nhất trong đàn không phát triển giới tính. Một bầy ong có thể có 50.000 đến 60.000 con ong thợ.
Cuộc đời của một con ong thợ có sự khác nhau tùy theo thời gian trong năm. Trung bình cuộc sống của một con ong thợ kéo dài khoảng 28 đến 35 ngày. Tuy nhiên, những con ong thợ ra đời vào tháng 10 và tháng 11 có thể sống qua hết mùa đông.
Ong thợ có nhiệm vụ nuôi con ong chúa và ấu trùng, bảo vệ cửa vào tổ ong và giữ cho tổ ong được mát mẻ bằng cách vỗ cánh. Ong thợ còn có nhiệm vụ thu lượm mật hoa để tạo ra mật. Hơn nữa, ong thợ còn sản sinh ra chất sáp cho tổ ong. Tổ ong được cấu tạo từ những lỗ có hình sáu cạnh, thành của nó chỉ dày khoảng 2/1000 inch, nhưng có sức chịu đựng lên đến 25 lần so với trọng lượng của nó.
Ong mật vỗ cánh 11.400 lần một phút, do đó nó tạo nên một âm thanh vo ve đặc biệt.
Câu chuyện về sáp Ong
Tổ ong mật được công nhận là một trong những môi trường sống tinh khiết nhất trên thế giới nhờ vào một chất keo gắn kết gọi là Sáp ong. “Sáp ong” là một từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ và được hiểu là “người bảo vệ thành phố” (thành phố ở đây chính là tổ ong).
Ong mật thu lượm chất này từ nhiều loài thực vật khác nhau và mang nó về tổ của mình. Tại đây, lũ ong sẽ hòa trộn và làm thay đổi chất này, biến nó thành dạng chất keo giúp hàn kín tổ của chúng lại. Lớp sáp ong này đóng vai trò như là một chất kháng sinh tự nhiên giúp bảo vệ khỏi các sinh vật từ bên ngoài xâm chiếm vào.
Chất bảo vệ này còn nổi tiếng đối với con người nhờ vào các đặc tính mang đến sức khỏe cho loài người. Người ta đã sử dụng sáp ong trong các phương thuốc cổ truyền từ đầu những năm 300 trước công nguyên.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã xác định được các đặc tính có lợi của sáp ong. Sáp ong có chứa các chất caffeic acid phenethyl ester (CAPE) và bioflavonoids. Flavonoids có đến 20 -30 loại khác nhau, trong đó quan trọng nhất là chrysin, pinocembrin và galangin. Khả năng ngăn cản sự hình thành các gốc hóa học tự do của chất flavonoids đã có thể giải thích được một số đặc tính có lợi được tìm thấy trong sáp ong.
Sáp ong còn chứa các chất monosaccharides, cellulose, các axít amin, các nhóm vitamin như B1, B2, pro-vitamin A, E và D, nicotinic acid, folic acid, các chất khoáng như canxi, magnesium, sắt, đồng, kẽm và manganese. Các chất đã được xác định trong sáp ong hoàn toàn giống với các thành phần có trong thực phẩm, các chất phụ gia thực phẩm và được công nhận là những chất dinh dưỡng an toàn.
Chất đặc tính đặc biệt của sáp ong còn là một thành phần tuyệt vời trong việc tạo độ ẩm cho da. Được kết hợp với các loại thảo mộc tự nhiên có tác dụng lâu năm trong việc chăm sóc da là chamomile và lô hội, Aloe Propolis Creme là một loại kem giữ ẩm hoàn hảo cho làn da khô và còn đóng vai trò là một chất mát-xa thư giãn.
Sản phẩm Forever Living đã tạo được sự quan tâm của nhiều người trên toàn thế giới. Điều này đã khiến cho nhu cầu sử dụng sáp ong tăng cao trên phạm vi toàn thế giới.
Những Câu Hỏi Thường gặp Về Sáp Ong::
Tôi nên uống bao nhiêu viên mỗi ngày?
--Nên uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần một viên.
Liệu có an toàn không khi uống sáp ong với thuốc tây?
--Cho đến nay vẫn chưa thấy trường hợp nào Forever Bee Propolis có phản ứng với thuốc tây.
Nó có tác dụng phụ nào không?
--Cho đến nay người ta vẫn chưa nhận được báo cáo có tác dụng phụ nào từ việc uống Forever Bee Propolis.
Bao lâu thì sáp ong phát huy tác dụng?
--Điều đó còn tùy thuộc vào thể tạng từng người, nhưng thông thường là từ 2 -6 tuần.
Có thể uống sáp ong với các loại vitamin khác không?
--Các vitamin và chất khoáng có trong sáp ong đã được bổ sung các đặc tính có lợi thay thế cho các loại vitamin khác mà bạn đang uống.
Sáp ong có thích hợp cho người ăn chay không?
--Viên sáp ong thích hợp cho hầu hết những người ăn chay và chất gelatin không được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Câu Chuyện Về Sữa Ong Chúa
Sữa ong chúa là một chất đặc biệt trong tổ ong. Sữa ong chúa là chất duy nhất đảm nhiệm trong việc biến một con ong thợ bình thường thành một con ong chúa. Ong chúa cũng bắt đầu cuộc sống như bất cứ con ong thợ vô tính nào khác. Một bầy ong gọi là ong thợ sẽ sản sinh ra sữa ong chúa cho tổ ong. Chúng ăn một lượng lớn phấn ong và từ các thành phần thô này cơ thể chúng sẽ sản sinh ra sữa ong chúa. Sau đó ong thợ sẽ tiết ra sữa ong chúa từ tuyến hầu của chúng. Con ong được tôn làm ong chúa sẽ được nuôi trực tiếp bằng sữa ong chúa. Chẳng mấy chốc sau khi được nuôi bằng chế độ này, con ong chúa sẽ biến thành một con ong lớn và đặc biệt hơn. Nó lớn nhanh hơn những con ong thợ bình thường khác đến 1,5 lần. Về kích cỡ thì nó lớn hơn những con khác đến 40% và nặng hơn đến 60%. Suốt đời một con ong chúa sẽ sinh sản ra hơn 3 triệu trứng, tức là một số lượng nặng hơn cơ thể nó đến 3.500 lần. Ong chúa sẽ sống được từ 5 – 7 năm, trong khi ong thợ chỉ sống được từ 7 – 8 tuần. Tất cả điều này có thể là do đặc tính diệu kỳ của sữa ong chúa!
Thành phần sữa Ong Chúa
Sữa ong chúa vốn rất phức tạp đến nỗi người ta vẫn chưa phân tích được đầy đủ về nó. Dĩ nhiên là không thể tạo ra nó bằng phương pháp tổng hợp trong phòng thí nghiệm! Người ta được biết là nó có chứa những thành phần sau : các hormone tự nhiên, tất cả các vitamin nhóm B, và rất giàu chất pantothenic acid. Đồng thời nó còn chứa nucleic acids, các axit amin thiết yếu, các axit béo thiết yếu (đặc biệt là Omega-3), acetyl choline, lecithin, collagen và gamma globulin - một thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Trong tất cả các loại dinh dưỡng đặc biệt, Sữa ong chúa là loại mang tính hấp dẫn nhất, mang lại dinh dưỡng và đồng thời rất hiệu quả!
Câu chuyện về Phấn Ong
Trong khi hầu hết mọi người đều biết đến khái niệm Phấn ong, nhưng nhiều người lại không biết được thật ra phấn ong là gì hay nó mang lại lợi ích gì. Phấn ong là một trong những loại thực phẩm đặc biệt nhất. Đó là loại phấn hoa mà những con ong đi thu nhặt về để làm thực phẩm của chúng. Phấn ong mang nhiều dưỡng chất đặc biệt từ thực vật. Dưới đây là một số đặc tính khiến cho Phấn ong trở thành một thứ dinh dưỡng đặc biệt :
1. Những dưỡng chất được tìm thấy trong phấn ong có chất lượng rất cao. Các dưỡng chất này có tác dụng tốt trong việc duy trì và nâng cao sức khỏe.
2. Thành phần dưỡng chất của Phấn ong rất đa dạng. Một loạt các dưỡng chất được tìm thấy trong Phấn ong gồm có polyphenol, enzymes, các axit béo có lợi, các axit amin tự do, hỗn hợp các vitamin và một số chất khoáng, bên cạnh đó còn có một lượng lớn các dưỡng chất từ thực vật khác chưa được nhận dạng. Sự đa dạng về dưỡng chất này đã khiến cho Phấn ong trở thành một loại bổ sung dinh dưỡng lý tưởng cho các chế độ ăn khác nhau.
3. Các chất dinh dưỡng trong Phấn ong rất đậm đặc. Chất dinh dưỡng đậm đặc có nghĩa là cho dù là một lượng nhỏ cũng có thể cung cấp được đầy đủ các dưỡng chất quan trọng một cách có hiệu quả. Nói cách khác, Phấn ong - một nguồn dinh dưỡng hay còn gọi là một loại bổ sung dinh dưỡng – cho dù thấp về số lượng nhưng tính đậm đặc và dinh dưỡng của nó rất cao , but high intensity, nutrition.
Liên hệ mua sản phẩm để được giá sỉ: Trần Thị Thùy Dung 01277 000 989
Mã số flp: 549 340
email:thuydungflp@gmail.com
Tư vấn chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp

1 nhận xét: